Khôi phục dữ liệu hộp đen máy bay QZ8501
|Máy bay QZ8501 của hãng AirAsia bị khựng, và rơi xuống biển Java, khiến 162 người thiệt mạng. Ngày 12/1/2015, người ta trục vớt thành công hộp đen của máy bay bị tai nạn QZ8501 tại vùng biển Java Indoesia. Trước khi được chuyển về Jacactar để tiến hành khôi phục dữ liệu hộp đen, nó được bỏ vào một thùng nước ngọt.
Vậy tại sao lại hộp đen kia lại được bỏ vào thùng nước ngọt khi chuyển về phòng cứu dư liệu. Bởi lẽ thông thường, người ta sẽ phải làm khô thiết bị trước tiên vì nó đã ngâm trong nước biển một thời gian dài. Tuy nhiên, chúng nên nhanh chóng bỏ chúng vào nước ngọt để làm loãng nồng độ muối và các hóa chất khác khi tiếp xúc lâu với vật thể giúp kìm hãm sự ăn mòn kim loại.
Hộp đen máy bay được thiết kế đặc biệt, có thể chịu lực va đập lớn, và tự kích hoạt khi gặp nước, có tuổi thọ là 30 ngày. Tuy nhiên, không thể khẳng định chúng chống thấm nước hoàn toàn, nhất là sau các vụ tai nạn, lớp vỏ bảo vệ hộp đen có khả năng bị đâm thủng.
Nếu để hộp đen khô tự nhiên mà không có biện pháp xử lý thích hợp thì những bộ phận của chúng như con chip, các vi mạch điện tử, khớp nối, tụ điện,…sẽ bị ăn mòn, dẫn đến hư hại. Tệ nhất là nó có thể hỏng hoàn toàn trước khi đến được phòng thí nghiệm để tiến hành khôi phục dữ liệu hộp đen. Do ngâm trong nước biển hơn 2 tuần nên chúng sẽ được đặt trong các máy làm lạnh để giữ nguyên trạng thái ẩm, tránh việc hộp đen bị khô, có thể gây ảnh hưởng mất dữ liệu.
Quá trình khôi phục dữ liệu có thể chỉ cần vài giờ, cũng có thể kéo dài vài tuần tới vài tháng, phụ thuộc vào tình trạng của hộp đen khi đó. Vì thế, việc khôi phục dữ liệu của hộp đen là vô cùng quan trọng, nhất là trong những vụ tai nạn thảm khốc như thế này, thì hộp đen là thứ duy nhất có thể sống sót, và “kể lại” diễn biến sự việc.
Nguồn: Internet