Cứu dữ liệu

Phục hồi dữ liệu

Khôi phục dữ liệu

Cứu dữ liệu ổ cứng

>liên hệ
Khách hàng
Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 1900636196

Câu hỏi thường gặp

Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị Quốc tế về phòng chống mã độc toàn cầu

Lần đầu tiên, gần 50 hãng sản xuất phần hàng đầu về An ninh mạng, các Giám đốc Công nghệ, Giám đốc Bảo mật, các Phó Chủ tịch phụ trách An toàn Thông tin đến từ 50 hãng sản xuất phần mềm chống mã độc lớn nhất thế giới như Intel (McAfee), Symantec, Kaspersky, Microsoft, BitDefender, Huawei, Baidu…

Về phía Việt Nam có sự tham gia của các cơ quan Chính Phủ, Bộ, Ban ngành Nhà nước, Bộ Thông Tin & Truyền Thông, Bộ Công An, Bộ Tài Chính, Bộ Quốc Phòng,… Hiệp hội VNISA, VNCERT, Tập đoàn Công nghệ CMC và các đơn vị khác thuộc khối doanh nghiệp.

 

ma-doc-ma-hoa

Trong 02 ngày diễn ra Hội nghị, các vấn đề về chiến tranh mạng, mã độc gián điệp, tấn công và phòng thủ sẽ được đưa ra bàn luận với những phân tích chuyên sâu nhất. Điểm nhấn của Hội nghị lần này là diễn giả chính của Hội nghị, ông Mikko Hypponen, một trong những “huyền thoại” về An ninh An toàn Thông tin của thế giới. Ông chính là một trong những người đầu tiên đưa ra khái niệm Anti Virus từ những năm 1980. Tạp chí Foreign Policy danh tiếng đã từng xếp hạng ông tại vị trí thứ 61 trong danh sách “100 người có ảnh hưởng nhất thế giới”. Năm 2007, tạp chí PC World của Mỹ cũng xếp ông vào danh sách “50 người có ảnh hưởng nhất tới Internet”. Ông Mikko Hypponen đã từng diễn thuyết tại các Hội thảo An toàn Thông tin quy mô lớn trên thế giới như Black Hat, DEFCON, DLD… và đặc biệt là diễn giả thường xuyên của các diễn đàn An ninh mạng Quân sự như NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương), CCD, ICCC.

Chiến tranh mạng (Cyber warfare) và các nguy cơ của nó đã dấy lên các cuộc chạy đua vũ trang giữa hệ thống quốc phòng của các quốc gia. Theo ước tính, thiệt hại do mã độc gây ra tại Châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2014 là 230 tỷ USD (lớn hơn GDP của Việt Nam năm 2013 là 171 tỷ USD).

Dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin & Truyền Thông, Tập đoàn CMC vinh dự là đơn vị được đăng cai tổ chức Hội nghị AVAR lần thứ 18 tại Việt Nam.

Giới thiệu về tổ chức AVAR:

  • Hiệp hội các Nhà nghiên cứu mã độc Châu Á (Anti-Virus Asian Researchers Association), là một tổ chức Phi Chính phủ, được thành lập vào năm 1998 tại Hồng Kông. Hiệp hội quy tụ khoảng hơn 200 thành viên gồm nhiều chuyên gia nghiên cứu, doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực Bảo mật Thông tin trên toàn thế giới như: Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Anh, Ấn Độ… Sứ mệnh chính của Hiệp hội là kết nối các nhà nghiên cứu Bảo mật quốc tế, tạo ra một tiếng nói chung  trong công cuộc nghiên cứu, ngăn chặn sự lây lan của các phần mềm độc hại và góp sức chống lại tội phạm An ninh mạng trên toàn thế giới.
  • Công ty CP An ninh An toàn thông tin CMC (CMC INFOSEC), đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC, là thành viên Việt Nam duy nhất của Hiệp hội.
  • Website chính thức của hiệp hội: aavar.org
  • Website chính thức của Hội nghị Avar2015: avar2015.org

Vài nét về Hội nghị thường niên AVAR:

Hội nghị AVAR là sự kiện quy mô quốc tế về Bảo mật Thông tin được tổ chức thường niên tại nhiều quốc gia do từng đơn vị thành viên của Hiệp hội đứng ra đăng cai. Hội nghị có sự tham gia của các chuyên gia Bảo mật hàng đầu thế giới cùng các doanh nghiệp đầu ngành về Bảo mật như Microsoft, Intel, Mc Afee, Kaspersky… AVAR 2015 tại Việt Nam là Hội nghị lần thứ 18 của Hiệp hội với chủ đề “Kỷ nguyên Chiến tranh mạng”. Ngoài các buổi tham luận chính, Hội nghị còn có thêm các hoạt động bên lề nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các tổ chức quốc tế và trong nước; hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam cho khách tham dự cũng như các buổi tiệc giao lưu ý nghĩa.

Thực tế, Việt Nam đang dần trở thành điểm nóng trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương về Bảo mật Thông tin trong thời gian gần đây (Các vụ tấn công của tin tặc vào website Chính phủ, tấn công hệ thống thông tin và dữ liệu của doanh nghiệp…). Vì vậy, Hội nghị lần này sẽ là nơi kết nối, giúp cho các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam có được cơ hội gặp gỡ các chuyên gia Bảo mật tầm cỡ quốc tế, có cái nhìn chính xác hơn về thực trạng An toàn Thông tin trên toàn thế giới, từ đó nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của Bảo mật Thông tin trong sự phát triển của quốc gia nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.

Bên cạnh đó, sức ảnh hưởng và các thông tin mang lại của sự kiện sẽ có những giá trị thiết thực vào công tác quản lý và thực hiện các chính sách của Nhà nước trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về An ninh An toàn Thông tin Việt Nam; mở đường, tạo tiền đề tốt cho các sự kiện, Hội nghị quốc tế tương tự sẽ được tổ chức tại nước ta trong thời gian tới.

Nguồn Sưu Tầm

Bình luận