Phục hồi dữ liệu là gì?
|Phục hồi dữ liệu
Phục hồi dữ liệu là quá trình tìm kiếm lại những dữ liệu đã bị mất, sau đó nếu cần thì sửa chữa lại những dữ liệu này để chúng có thể được đọc bởi các phần mềm tương ứng. Một số loại thiết bị lưu trữ dữ liệu: từ HDD, SSD, bút nhớ USB, thẻ nhớ SD, thẻ nhớ microSD, thậm chí là các hệ thống lưu trữ RAID thiết bị điện tử khác. mất dữ liệu có thể có nhiều dạng khác nhau: xóa nhầm file, ổ cứng hỏng, lỗi phần mềm, hỏng file (data corruption), bị người khác hack mất, và thậm chí chuyện đơn giản như máy tính đang chạy nhưng bị mất nguồn thì cũng có thể làm mất dữ liệu.(xem thêm)
Chúng ta hãy xem qua một vài nguyên nhân khiến dữ liệu bị mất:
Trục trặc hệ thống
Các triệu chứng chính là bạn không thể nhập vào hệ thống hoặc hệ thống bị bất thường hoặc máy tính tắt đột ngột. Có nhiều lý do phức tạp, vì vậy chúng ta cần áp dụng các phương pháp xử lý khác nhau. Những dấu hiệu này là lý do làm cho tập tin quan trọng bị mất, hư hoặc mã hóa, vài phân khu trên ổ đĩa bị hư, MBR và DBR bị mất, thiết lập CMOS không đúng
Lỗi ổ đĩa:
Ổ bị format
Việc format (xóa trắng) một phân vùng hoặc một ổ đĩa nào đó sẽ xóa đi thông tin về những tập tin trước đây cũng như cấu trúc của chúng, tuy nhiên dữ liệu vẫn còn tồn tại ít nhiều trên ổ tùy theo cách thức format của định dạng file system. Để xử lý tình huống nói trên, người ta cũng thường sử dụng các phần mềm khôi phục, nhưng lượng dữ liệu lấy lại được sẽ không nhiều như khi khôi phục các file bị xóa nhầm.
Kiến thức cơ bản về cứu dữ liệu ổ cứng
Hư hỏng vật lý
Các hư hại vật lý như ổ bị gãy, bị hư, đĩa từ bị trầy xước, đầu đọc hỏng, bo mạch cháy… Quá trình phục hồi từ các hư hại này phức tạp hơn nhiều và xác suất lấy lại dữ liệu cũng thấp hơn. Người ta không chỉ xài phần mềm mà có thể cần phải mở ổ đĩa ra để “xem xét” bên trong nữa.
Nếu phân vùng(Partition table) không truy cập và xác định được hoặc phân vùng không định dạng được. Partition table có thể được xem như một tấm bản đồ phân chia phân vùng trong ổ đĩa, phân vùng nào là phân vùng chính, kích thước là bao nhiêu và địa chỉ bắt đầu của phân vùng là chỗ nào. Nếu bảng này bị hỏng, một số phần mềm(Partition Table Doctor ) có thể được dùng để khôi phục nó, từ đó khôi phục dữ liệu của người dùng.
Tập tin bị hư hỏng
Nếu tập tin bị mất do định dạng, xóa hoặc lỗi nhân bản Ghost, tập tin bị hỏng là khi nó không còn đủ những byte quan trọng, khiến việc mở hoặc xem tập tin không khả thi. Trong tình huống khả quan nhất, bạn cắm ổ đĩa của mình sang một cái máy tính khác và phát hiện ra chỉ có hệ điều hành bị hỏng thôi, còn dữ liệu vẫn còn đủ. Lúc này, người ta chỉ việc copy dữ liệu sang một ổ khác là xong.
Tập tin bị xóa
Việc xóa dữ liệu thì thường chúng vẫn còn tồn tại trên ổ lưu trữ của bạn, dù đó là SSD hay HDD. Thực chất thì hệ điều hành chỉ xóa tên và các dữ liệu có liên quan đến tập tin ra khỏi bộ nhớ, còn nội dung chính của file thì vẫn còn tồn tại trong ổ. Trong trường hợp này, việc đầu tiên mà người dùng cần làm đó ngừng mọi việc lưu, ghi, sao chép, cắt dán tập tin, để cho máy hoạt động ở mức tối thiểu tránh tình trạng không thể phục hồi dữ liệu.
Dữ liệu bị mã hóa
Tập tin không thể truy cập hoặc nội dung bị mã hóa không đọc được, trong trường hợp này cũng có vài công cụ đặc biệt có thể hồi phục được tập tin.
Khác với ngăn ngừa và sao lưu, phục hồi dữ liệu là biện pháp khắc phục hậu quả. Cách tốt nhất để bảo đảm an toàn dữ liệu là ngăn ngừa và sao lưu thường xuyên. Để giảm nguy cơ mất dữ liệu thấp nhất nên vạch ra quy tắc cách sử dụng và hoạt động
Kỹ thuật phục hồi
Phục hồi dữ liệu từ phần cứng bị hư hỏng có thể liên quan đến nhiều kỹ thuật. Một số thiệt hại có thể được sửa chữa bằng cách thay thế các bộ phận trong ổ cứng. Một quan niệm sai lầm phổ biến là một hư hỏng bảng mạch in (PCB) có thể được thay thế trong quá trình phục hồi của một PCB giống hệt nhau từ một ổ đĩa khỏe mạnh. Trong khi điều này có thể làm việc trong trường hợp hiếm hoi trên ổ đĩa cứng được sản xuất trước năm 2003, nó sẽ không làm việc trên các ổ đĩa mới.
Phục hồi dữ liệu từ ổ SSD
Với ổ SSD, nhìn chung thì việc phục hồi data cho SSD là khó hơn bởi vì công nghệ này vẫn còn tương đối mới mẻ trên thị trường. Lỗi logic thì còn đỡ, còn lỗi vật lý sẽ căng thẳng hơn vì chi phí để phục hồi dữ liệu từ các con chip trên SSD thường cao hơn rất nhiều, có thể lên mức là vài nghìn đô la.
Bốn giai đoạn
Điều quan trọng là phải hiểu được bốn giai đoạn phục hồi dữ liệu. Mỗi giai đoạn là 1 mức độ khác nhau và khả năng phục hồi dữ liệu, mỗi giai đoạn đòi hỏi các công cụ sửa chữa ổ cứng khác nhau và các công cụ phục hồi dữ liệu để làm việc với từng giai đoạn và phải được xử lý đúng cách để đảm bảo các dữ liệu tối đa là cuối cùng để được phục hồi.
Giai đoạn 1: Sửa chữa các ổ đĩa cứng
Giai đoạn 2: Hình ảnh ổ đĩa vào một ổ đĩa mới.
Giai đoạn 3: phục hồi hợp lý của các tập tin, phân vùng, MBR, và MFT.
Giai đoạn 4: Sửa chữa các tập tin bị hư hỏng đã được lấy ra.